Chó mèo nhiễm COVID-19 từ chủ rồi có thể lây trở lại sang người?

 Chó mèo nhiễm COVID-19 từ chủ rồi có thể lây trở lại sang người?

Chó mèo nhiễm COVID-19 từ chủ rồi có thể lây trở lại sang người

 

Mèo thường hay được lên giường nằm với chủ và nằm sát với chủ nên có nguy cơ mắc COVID-19 từ chủ cao hơn chó.
Mèo thường hay được lên giường nằm với chủ và nằm sát với chủ nên có nguy cơ mắc COVID-19 từ chủ cao hơn chó.
TPO - Một nghiên cứu mới cho thấy, chó, mèo thường có nguy cơ cao nhiễm COVID-19 từ chủ của chúng.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, trong số vật nuôi của những người đã khỏi bệnh COVID-19, khoảng 2/3 số mèo và hơn 40% số chó có kháng thể chống lại SARS-CoV-2 gây ra COVID-19, có nghĩa là vật nuôi đã bị nhiễm virus trong quá khứ. Đặc biệt, những chú mèo ngủ trên giường của chủ nhân của chúng có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Mặc dù các nhà nghiên cứu trước đây đã ghi nhận một số trường hợp vật nuôi nhiễm COVID-19 từ chủ của chúng, nhưng họ không biết chính xác mức độ phổ biến của sự lây truyền từ người sang vật nuôi này.

Đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Dorothee Bienzle, giáo sư bệnh học thú y tại Đại học Guelph ở Ontario, Canada, cho biết: “Nếu ai đó mắc COVID-19, thì khả năng cao là họ sẽ truyền cho thú cưng của mình. Các tác giả khuyến cáo những người mắc COVID-19 giữ khoảng cách với vật nuôi của họ và không cho [vật nuôi] ra khỏi phòng ngủ của bạn".

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra 48 con mèo và 54 con chó, từ 77 hộ gia đình, để tìm kháng thể chống lại SARS-CoV=2. Chủ sở hữu trong tất cả 77 hộ gia đình trước đó đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.Các chủ sở hữu cũng được hỏi về tương tác của họ với vật nuôi của họ, bao gồm cả việc họ hôn vật nuôi hay cho phép vật nuôi ngủ trên giường của họ.

Họ phát hiện ra rằng, 67% mèo cưng có kết quả dương tính với kháng thể COVID-19, 43% chó cưng cũng vậy. Ngược lại, chỉ có 9% số mèo và chó trong chuồng động vật và 3% số mèo hoang có kết quả xét nghiệm dương tính với kháng thể COVID-19.

Phát hiện này cho thấy COVID-19 rất có thể lây lan từ người sang vật nuôi, chứ không phải theo chiều ngược lại.

May mắn, hầu hết các vật nuôi có kháng thể SARS-CoV-2 đều không có triệu chứng hoặc có các triệu chứng nhẹ. Khoảng 20% ​​trong số 54 con chó cưng xuất hiện các triệu chứng xung quanh thời gian chủ của chúng bị ốm, bao gồm giảm mức năng lượng, chán ăn và ho; nhưng các triệu chứng này biến mất nhanh chóng, các nhà nghiên cứu cho biết. Khoảng 27% trong số 48 con mèo cưng có các triệu chứng, bao gồm chảy nước mũi và khó thở. Ba trong số các trường hợp mèo, hay 6%, là nghiêm trọng.

Những con chó tiếp xúc gần với chủ hoặc ngủ trên giường của chủ không có nhiều khả năng bị nhiễm COVID-19 hơn những con chó không có kiểu tiếp xúc này. Tuy nhiên, những con mèo dành nhiều thời gian hơn với chủ hoặc ngủ trên giường của chủ có nhiều khả năng bị nhiễm COVID-19 hơn so với những con mèo khác.

Mèo dường như nhạy cảm với COVID-19 hơn chó. Điều này có thể là do virus liên kết dễ dàng hơn với các thụ thể trên bề mặt tế bào của mèo so với tế bào của chó. Ngoài ra, mèo có thể ngủ sát với mặt chủ hơn so với chó.

Không có dữ liệu nào cho thấy vật nuôi có thể truyền lại COVID-19 cho người và nguy cơ điều này xảy ra là thấp, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ.

Nhưng vì không thể loại trừ khả năng lây truyền từ vật nuôi sang người, nên càng có nhiều lý do để cách ly vật nuôi với những người bị bệnh COVID-19. Theo CDC, những vật nuôi có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 cũng nên cách ly với người và vật nuôi khác .






Bọ ve chó sống trong tai bé gái 10 tuổi

Bọ ve chó sống trong tai bé gái 10 tuổi
TPO - Một bé gái 10 tuổi bị bọ ve chó chui vào tai sống một thời gian gây đau nhức. Qua thăm khám, nội soi tai, phát hiện một con bọ ve chó đang sống cắm vào phần ống tai ngoài.

Ngày 31/8, bác sỹ Lê Trọng Công, Phòng khám Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận bé gái L.P.N. (trú tại xã Kim Lộc, huyện Can Lộc) 10 tuổi, đến khám trong tình trạng ngứa và đau nhức tai bên phải.

  Bé gái L.P.N. (trú tại xã Kim Lộc, huyện Can Lộc) 10 tuổi, đến khám trong tình trạng ngứa và đau nhức tai bên phải

Qua thăm khám, nội soi tai, các bác sĩ phát hiện 01 con bọ ve chó đang sống cắm vào phần ống tai ngoài. Các bác sĩ đã tiến hành gây tê tại chỗ, dùng đèn nội soi và dụng cụ chuyên khoa, gắp con bọ ve chó ra ngoài. Sau đó các bác sĩ đã tiến hành rửa sạch ống tai ngoài, nhỏ kháng sinh tại chổ cho bé.

Bọ ve chó sống trong tai bé gái 10 tuổi ảnh 2 Qua thăm khám, nội soi tai, các bác sĩ phát hiện 01 con bọ ve chó đang sống cắm vào phần ống tai ngoài

Theo bác sỹ Công, bọ ve chó khi chui vào tai nếu không phát hiện kịp thời để gắp ra thì ngoài việc hút máu, nó có thể ký sinh trong tai lâu ngày làm cho tai bị điếc.

Bọ ve chó sống trong tai bé gái 10 tuổi ảnh 3 
Khi bị bọ ve chui vào tai nên đến các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời

Bác sỹ Lê Trọng Công khuyến cáo mọi người nên hạn chế tiếp xúc với chó, mèo. Vệ sinh tay sạch sẽ sau tiếp xúc, vệ sinh môi trường sống nhất là các gia đình có nuôi chó, mèo. Khi bị bọ ve chui vào tai nên đến các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.






Cơ địa dị ứng thời tiết có nên nuôi chó, mèo?

             TTO - Chó, mèo là những thú cưng được nhiều người chọn nuôi trong nhà, tuy nhiên, có phải ai cũng nuôi được những thú cưng này? Khi cơ địa dị ứng thời tiết mà nuôi chó, mèo có làm người bệnh nặng thêm? 

Cơ địa dị ứng thời tiết có nên nuôi chó, mèo? - Ảnh 1.

Mèo là thú cưng được nhiều người dân chọn nuôi - Ảnh: THÙY DƯƠNG

Trước những thắc mắc này của bạn đọc, bác sĩ Trần Thiên Tài, trưởng đơn vị Dị ứng - miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, giải đáp những người bị dị dứng với lông chó, lông mèo thì không nên tiếp xúc với chó, mèo.

Nhưng với người bị dị ứng thời tiết thì vẫn có thể nuôi được chó, mèo nếu không bị dị ứng với lông chó, lông mèo.

Muốn biết có bị dị ứng với lông chó, lông mèo hay không, cần chú ý theo dõi sau mỗi lần chăm sóc, tiếp xúc với thú nuôi, cơ thể có các triệu chứng dị ứng hay không?

Khi cơ thể bị dị ứng với lông chó, mèo sẽ có những phản ứng như ngứa da, nổi ban đỏ, hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt và chảy nước mũi, nếu người bệnh có mắc bệnh hen phế quản thì có thể lên cơn ho, khò khè, khó thở, nặng ngực...

Để xác định một người có dị ứng với lông chó, mèo hay không, cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa dị ứng - miễn dịch lâm sàng để thăm khám, làm xét nghiệm xác định dị nguyên như test da, test máu để được chẩn đoán chính xác có tình trạng mẫn cảm với lông chó, mèo hay không?

Sau khi thăm khám, kết hợp với kết quả xét nghiệm dị ứng, nếu có dị ứng với lông chó, mèo thì tốt nhất là không nên nuôi hoặc tiếp xúc, còn nếu không bị dị ứng với lông chó, mèo thì vẫn nuôi được bình thường.

Với những người có cơ địa dị ứng như dị ứng thời tiết, có tiền sử về hen phế quản mà trong nhà có nuôi chó, mèo thì có thể áp dụng các biện pháp vệ sinh cho chó, mèo, dùng máy hút bụi để hút, dọn dẹp lông chó, mèo thường xuyên hoặc cách ly vật nuôi khỏi nơi ở nhằm hạn chế tối đa nguy cơ dị ứng.

Nhận xét

Bấm vô đây